Thẩm định bất cẩn hồ sơ cấp tín dụng, mềm lòng trước "đề nghị tha thiết" của khách hàng, v.v. có thể dẫn đến quyết định cấp khoản tín dụng “một đi không trở lại”.
Bên cạnh những hoạt động từ phía tổ chức, mỗi cá nhân tham gia với tư cách là nguồn lực cung cấp dịch vụ ngân hàng cần không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng lao động của bản thân.
Xét về góc độ người lao động trong ngành
ngân hàng, bên cạnh ý thức luôn trau dồi, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp,
(nghiệp vụ tài sản nợ, nghiệp vụ tài sản có, nghiệp vụ tài sản ngoài
bảng cân đối, kiểm soát nội bộ, quan hệ công chúng, v.v.) việc nâng cao
đạo đức nghề nghiệp có vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho mỗi người
lao động có điều kiện duy trì và phát triển khả năng đóng góp của mình
trong hoạt động ngân hàng.
Do đặc thù của lao động trong lĩnh vực
ngân hàng là làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với “tiền” và các công cụ
có giá trị có thể dễ dàng chuyển thành tiền, nên đạo đức nghề nghiệp và
tính liêm chính trong kinh doanh ngân hàng được đề cao. Với đặc tính
hấp dẫn và lôi cuốn rất lớn của tiền, nhiều cạm bẫy vô hình đã đặt ra
khi xử lý nghiệp vụ ngân hàng.
Thẩm định bất cẩn hồ sơ cấp tín dụng, mềm
lòng trước "đề nghị tha thiết" của khách hàng, v.v. có thể dẫn đến
quyết định cấp khoản tín dụng “một đi không trở lại”.
Trong kinh doanh ngân hàng, rủi ro có thể
xẩy ra ở nhiều nghiệp vụ và công đoạn. Mức độ phong phú của dịch vụ
ngân hàng mang lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng, đồng thời cũng là cơ
hội phát sinh nhiều rủi ro hơn cho đội ngũ nhân sự ngân hàng.
Với tư duy truyền thống về kinh doanh
ngân hàng, rủi ro đối với nhân sự ngân hàng thường xẩy ra trong tình
huống đơn thuần, như mất vốn cho vay không đúng đối tượng, bị phạt tiền
do chậm thanh toán, thua lỗ do đầu tư không phù hợp, bị tấn công bởi đối
tượng cướp tiền ngân hàng.
Với tiến trình hiện đại hóa kinh doanh
ngân hàng, rủi ro ngân hàng phát sinh đa dạng và tinh vi hơn, liên quan
tới ứng dụng công nghệ hiện đại, nhận vào ngân hàng tiền giả, bị rút
tiền qua công cụ ATM, bị lừa gạt trong thanh toán và buôn bán ngoại hối
hoặc đối tác ngoài quốc gia v.v..
Với khó khăn trong huy động vốn như thời
gian vừa qua, trong bối cảnh của nền kinh tế đang phát triển như Việt
Nam, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống
và tiêu dùng luôn ở mức cao, nỗ lực huy động vốn đang được tổ chức tín
dụng dành nhiều nguồn nhân lực để thúc đẩy và chính điều này cũng dễ dẫn
đến những rủi ro khi vừa phải đảm bảo huy động vốn đáp ứng chỉ tiêu
kinh doanh, vừa phải đảm bảo qui định về trần lãi suất huy động.
Việc lựa chọn nghề ngân hàng (đối với các
bạn trẻ) hay tiếp tục đóng góp cho lĩnh vực này (đối với những người
đang công tác ở ngân hàng) quả thật khó khăn. Tác giả xin nêu ra đây một
số thách thức đối với các đối tượng này để tham khảo:
Với người đang lựa chọn ngành nghề: Kinh
doanh ngân hàng là nghề thú vị, có cơ hội được tiếp xúc với nhiều
người, biết nhiều giao dịch kinh tế, nghiều ngành nghề (bởi vì hầu hết
mọi hoạt động của xã hội đều trực tiếp hay gián tiếp có liên quan tới
tiền và giao dịch với tiền), được đánh giá là lĩnh vực có nhiều cơ hội
sử dụng tổng hợp kiến thức khoa học, kinh tế, văn hóa và tích lũy nhanh
kinh nghiệm kinh doanh.
Đặc biệt, với cá nhân có năng khiếu trong
giao tiếp, có kỹ năng dự đoán, sử dụng tổng hợp kiến thức xã hội và
cuộc sống sẽ có nhiều cơ hội thành đạt trong nghề ngân hàng.
Bên cạnh ưu việt và lợi thế của nghề ngân
hàng, nhiều khó khăn và thách thức cần được ứng viên xác định trước khi
đưa ra quyết định lựa chọn. Khi nói đến làm ngân hàng, mỗi người thường
liên tưởng ngay tới tiền, theo khía cạnh “lương, thưởng cao, quyền lớn
v.v.”.
Nhưng, thời gian qua (10 năm gần đây),
để huy động được tiền gửi vào ngân hàng là thách thức lớn của tổ chức
tín dụng, tạo không ít áp lực và rủi ro cho cán bộ ngân hàng.
Với các nhân viên đang công tác trong ngành ngân hàng: Trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, nhiều ngân hàng trên thế giới, cả lớn lẫn bé, đã cắt giảm một số lượng lớn nhân viên.
Ví dụ, ở Mỹ, tính từ khi bắt đầu khủng
hoảng tới 18/8/2010 số lượng công việc cắt giảm ở 4 ngân hàng
(Citigroup, Merill Lynch, Lehman Brothers và JPMorgan Chase) lần lượt là
73. 056, 40.650, 23340, và 22.85 việc (Douglas, 2010).
Hiện tượng này là kết cục không mong đợi
của người lao động và chủ ngân hàng, song cũng như nhiều ngành khác,
kinh doanh ngân hàng chỉ tồn tại lâu dài khi đủ bù đắp chi phí, đảm bảo
thanh toán các trách nhiệm về thuế, phí, nhân công và duy trì nguồn vốn
chủ sở hữu.
Thua lỗ, không đáp ứng chi trả tiền gửi
của người gửi tiền, mất khả năng thanh khoản và thanh toán, đóng cửa
ngân hàng hoặc hợp nhất với ngân hàng khác là kết cục khó tránh khỏi
trong dài hạn.
Để có thể hạn chế khó khăn và phòng tránh
rủi ro cho mỗi cá nhân khi tham gia đội ngũ nhân sự ngân hàng, việc cập
nhật kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện tính cách hết sức cần
thiết và quan trọng cho mỗi người.
Với các nhà quản lý ngân hàng:
tham gia đội ngũ quản lý kinh doanh ngân hàng chịu trọng trách lớn, mỗi
vị trí quản lý có thách thức ở cấp độ khác nhau. Trong xu thế mở cửa và
hội nhập, rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng tinh vi và phức tạp hơn
nhiều, cạnh tranh thị phần dịch vụ đặt ra thách thức lớn cho đội ngũ
quản lý ngân hàng.
Giao dịch thanh toán không biên giới, sự
khác biệt trong ngôn ngữ thực hiện giao dịch kinh tế, luật pháp liên
quan, mức độ chuyên môn, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại
trong dịch vụ ngân hàng v.v. là những khó khăn thường nhật mà đội ngũ
quản lý ngân hàng đối mặt. Một vài giao dịch ngoại tệ bất cẩn có thể
cuốn trôi phần lớn thành quả lao động miệt mài của cả đội ngũ nhân sự
trong một ngân hàng lớn.
Sự kiện thua lỗ trong 2 giao dịch ngoại
hối tại một ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam năm 2004, làm thất thiệt
gần 500 tỷ đồng, là một trong số điển hình của thách thức trong kinh
doanh ngân hàng đối với đội ngũ lãnh đạo.
Một ví dụ khác, nhân viên chứng khoán
Kerviel, 31 tuổi của Ngân hàng Societe Generale lợi dụng kẽ hở trong hệ
thống bảo mật máy tính và thiếu sót trong quy trình kiểm soát theo cấp
bậc của ngân hàng, đã làm ngân hàng này bị thiệt hại 4,9 tỷ euro năm
2007-2008. Sự kiện này đã làm cho ngân hàng có lịch sử hoạt động 144
năm, ngân hàng lớn thứ 2 ở Pháp với độ ngũ lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm
đã chao đảo.
Để giảm thiểu rủi ro cho nhân sự quản lý
ngân hàng, các đối tượng này cần có độ nhạy cảm cao trong kinh doanh, có
khả năng dự liệu diễn biến của thị trường, nắm bắt các yếu tố vĩ mô của
nền kinh tế. Mức độ hội nhập trong hoạt động ngân hàng, và chất lượng
đối ngũ nhân sự là những yếu tố quan trọng cần được quan tâm và trau
dồi.
TS. Nguyễn thị Kim Oanh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét