Bạn thở phào nhẹ nhõm khi tìm được công việc mong muốn. Tuy nhiên, đừng vội tự mãn bởi tất cả mới chỉ là bắt đầu.
Sai lầm có thể xảy ra từ những ngày đầu tiên và khiến bạn phải sớm từ bỏ công việc “trong mơ” của mình.
Để không rơi vào tình huống đó, hãy tránh bảy sai lầm dưới đây khi bắt đầu công việc:
Phớt lờ văn hóa công sở
Donna Farrugia - giám đốc điều hành
CreativeGroup.com, chia sẻ: "Công ty chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 250
người làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và marketing về thách thức lớn
nhất khi bắt đầu công việc và 40% trong số họ nói rằng đó là thích nghi
với văn hóa công sở". Điều này cho thấy tầm quan trọng của khả năng nắm
bắt và làm quen với những quy tắc, cả thành văn lẫn bất thành văn, ở môi
trường làm việc mới.
Farrugia đưa ra lời khuyên: “Hãy đến
cơ quan sớm 30 phút và ra về muộn hơn một chút để quan sát cách mọi
người cư xử, hành động - khi họ uống cà phê, ăn trưa, nói chuyện, hay
cách kết thúc ngày làm việc… Tóm lại, bạn nên quan sát mọi thứ xung
quanh và bắt nhịp cùng với chúng".
Kiêu ngạo
“Nhiều nhân viên thường tự mãn với
năng lực của bản thân, rằng mình là người có nhiều kinh nghiệm hay tốt
nghiệp đại học ở nước ngoài. Họ mang tư tưởng này vào công việc, coi
mình như “vị cứu tinh” cho công ty và khăng khăng làm việc theo ý của
mình mà phớt lờ những quy tắc hay đồng nghiệp” - Sue Edwards, chuyên gia
tư vấn nghề nghiệp và chủ tịch Công ty Development by Design, cho biết.
Với thái độ như vậy, bạn sẽ nhanh
chóng tạo ấn tượng xấu với mọi người, đồng thời không thể phát triển bản
thân. Thay vào đó, hãy lắng nghe và học hỏi. Dành thời gian để tìm hiểu
về công ty và quy trình của từng hoạt động trước khi đưa ra ý kiến của
riêng mình.
Rụt rè
Đối lập với kiêu ngạo là sự xấu hổ,
rụt rè. Tính cách này có thể khiến mọi người khó tiếp cận và dần dần
không muốn giao tiếp với bạn. Thay vào đó, hãy tích cực xây dựng mối
quan hệ ngay từ những ngày đầu tiên. Edwards khuyên bạn nên "dành thời
gian để nói chuyện cởi mở, thoải mái với đồng nghiệp về những chủ đề
thông thường ngoài công việc. Đây cũng là cách bạn học về văn hóa công
sở nhanh và hiệu quả hơn”.
Không xác định kỳ vọng của công ty
Khi không biết điều gì đang chờ đợi
mình, bạn sẽ không biết cách thể hiện cho tốt. Bạn nên gặp sếp trực tiếp
của mình để thảo luận trách nhiệm ở vị trí của mình. Hãy tìm hiểu rõ
ràng về kỳ vọng của công ty về bạn, những ưu tiên, cách đánh giá hiệu
quả công việc, phần thưởng khi bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…
Không nhận lỗi
Ai cũng có lúc phạm sai lầm và người
mới có thể mắc phải nhiều hơn. Nhưng lỗi lớn nhất của bạn là cho rằng sẽ
không ai nhận ra nếu mình không nhận lỗi. Thật ra, khi bạn là nhân viên
mới, mọi con mắt trong văn phòng sẽ để ý tới từng hoạt động của bạn. Vì
vậy, đừng che giấu mà hãy thẳng thắn nhận lỗi, sửa sai, rút ra bài học
và tiếp tục cố gắng.
Bảo thủ
Bảo thủ cũng là một sai lầm phổ biến
khi bắt đầu công việc mới. Có thể bạn đã quen với cách thức mình thường
thực hiện và khăng khăng làm như vậy ở môi trường mới. Nhưng mỗi nơi có
những quy định và cách thực hiện khác nhau. Bạn nên “nhập gia tùy tục”,
giữ tư tưởng cởi mở, tìm hiểu chính xác và đầy đủ những nguyên tắc ở
công ty mới, từ đó điều chỉnh phong cách làm việc của mình cho phù hợp.
Không hỏi ý kiến đánh giá
Bạn không nên chờ bản đánh giá hiệu
quả công việc tới sáu tháng hay một năm để biết mình làm việc ra sao.
Như vậy, bạn sẽ không biết cách phát triển bản thân. Thay vào đó, hãy
nói chuyện với cấp trên sau một tháng làm việc, bàn luận với anh/cô ấy
về những việc bạn làm tốt, chưa tốt, cách cải thiện và những khó khăn
khi làm việc…
Theo TTO
0 nhận xét:
Đăng nhận xét